Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Tôi chân dài, tôi có quyền lấy đại gia!

Lâu nay người ta vẫn nghĩ “chân dài” để nói những cô gái có nhan sắc nhưng chỉ biết sống dựa vào tiền của đại gia.

“Chân dài – đại gia” dường như là một cặp trời sinh không thể tách rời. Các nàng chân dài thường mang nhiều điều tiếng. Nhưng người xưa đã đúc kết: “hồng nhan bạc phận”, các cô nàng xinh đẹp, nhan sắc hơn người thường gặp nhiều thị phi.

Chẳng phải tại các cô đẹp người mà xấu nết, có trách thì trách cái hội chân ngắn, xấu người xấu cả nết, suốt ngày chỉ biết ghen ăn tức ở, gièm pha, soi mói cuộc sống của người khác.

Cuộc đời này ai chẳng có quyền mưu cầu hạnh phúc, và chẳng ai sống thay ai được. Vậy mà quần chúng (ý chỉ đa phần số đông chân ngắn) lại cho rằng mình có quyền lên án lối sống của một bộ phận những nàng chân dài thì mới éo le và nực cười làm sao. Em đẹp, em có quyền!
Tôi chân dài, tôi có quyền! (ảnh minh họa)

Đúng vậy, em đẹp, em có đầy đủ quyền năng để được hạnh phúc. Chân em dài, em không thể đi một đôi giày rẻ tiền, không thể bước lên một chiếc xe đời cũ hay không thể mặc những bộ quần áo không tên tuổi. Ấy là một sự ngược đãi đáng lên án. Chân em dài, nhan sắc em nức tiếng gần xa, em cần phải được nuông chiều, cung phụng cho xứng những thứ trời cho ấy.

Người ta hay bảo: “chân dài thì não ngắn”. Láo! Toàn những bọn nói láo! Nếu não em ngắn thật, thì em sẽ tiến thân bằng con đường khó khăn hơn, gập ghềnh hơn, chứ không đơn giản chỉ là cởi phăng một cái áo, hay cắt ngắn tũn một cái quần. Nếu não em ngắn thật, thì giờ này em đâu có được ngồi siêu xe, có những bộ sưu tập túi xách, giày dép hàng hiệu?

So với việc phải nai lưng ra làm lụng, phải hao tâm tổn trí nghĩ cách kiếm tiền thì tìm một gã đàn ông giàu có rồi trao đổi để hai bên cùng có lợi: chàng có người tình đẹp, nàng có vật chất cao sang dễ dàng hơn nhiều. Vì thế đừng vội kết luận xàm.
Không phải cật lực lao động, tôi vẫn có thể mua sắm thỏa thích, đơn giản tôi là chân dài (ảnh minh họa)

Người ta không bảo em não ngắn, nhưng người ta lại nói em “lắm chiêu”, dụ hết anh đại gia này đến anh nhà giàu khác. Em xen vào phá gia đình êm ấm của người ta. Nhưng như thế thì oan cho em lắm. Đàn ông vốn yêu bằng mắt. Em đẹp, người ta yêu là đúng rồi. Đàn ông lao vào em như thiêu thân, em được quyền lựa chọn chứ!

Và tội gì em chọn những gã nghèo? Em cũng đâu có phá gia đình của ai? Em cũng đâu có tranh chồng người? Chồng người cứ là chồng người, em an phận làm nhân tình bé nhỏ. Bởi vì em biết, làm vợ chẳng bao giờ sung sướng gì. Em ngu gì đi làm vợ? Làm vợ đại gia chỉ được “tiếng”, chứ chẳng được “miếng” nào!

Chân em dài, ấy là cái ưu ái trời ban. Em mà không biết tận dụng nó để được đổi đời, được sống cho sung sướng, ấy là em ngu dại. Đừng vội lớn tiếng trách mắng em, ai ở vào hoàn cảnh của em cũng vậy cả thôi. Những người nói em vô đạo đức, chỉ là chân họ không dài mà thôi.

Người đời nói em sống dựa, nhưng họ đâu biết em đang đi bằng chính đôi chân của mình - đôi chân dài miên man đó ạ!
Nguồn: suckhoe.com.vn

Nhận biết chất lượng nước máy đang sử dụng

Làm thế nào để nhận biết chất lượng nguồn nước đang sử dụng là những thắc mắc của nhiều hộ dân đang sống tại các tòa chung cư hiện nay.

Nước máy cung cấp cho các hộ dân liệu có đạt các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa không? Chất lượng nước ở chung cư có đảm bảo không? Làm thế nào để nhận biết chất lượng nguồn nước đang sử dụng… Đây là nội dung các câu hỏi về chất lượng nước mà Pháp Luật TP.HCM đã nhận được trong tuần qua.

Giải đáp các thắc mắc trên, TS-BS LÊ VĂN NHÂN, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết:

Cách nhận biết chất lượng nguồn nước đang sử dụng:

Bằng mắt thường có thể nhận biết nước có màu hay mùi. Tuy nhiên bằng cảm quan không thể đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng mà phải có kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu trong nguồn nước.
Nước nhiễm phèn: Nước nhiễm phèn thường có vị chua, mùi tanh, màu vàng. Nước nhiễm phèn sắt có thành phần sắt 2 (Fe2+) cao nên nước có mùi tanh. Khi hứng trong vật chứa một thời gian sẽ kết tủa, tạo màu đỏ nâu. 

- Nước có hàm lượng clo dư cao: Mùi clo rất dễ nhận biết.
Nhiều hộ dân ở TP.HCM vẫn còn sử dụng nước nhiễm khuẩn. Ảnh: TRẦN NGỌC



Tự xử lý nguồn nước: 

Các hộ dân có thể tự xử lý nước tại gia đình bằng phương pháp đơn giản. 

Có thể xử lý nước nhiễm phèn, nước không đạt về màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, chỉ số pecmanganat, hàm lượng sắt tổng số, vi sinh như sau:

- Sử dụng giàn mưa: Mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mùi tanh của sắt và mangan. Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ cách 3 cm lại đục một lỗ. Sau đó bịt một đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc.

- Bể lọc: Mục đích là lọc cặn, độ đục, chất hữu cơ, khử mùi bùn đất, mùi chất hữu cơ. Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau: Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25-30 cm), than hoạt tính (độ dày 10 cm), lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5-1 cm (độ dày 10 cm). Dưới đáy bể dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống. 

Ngoài ra, còn có thể tự khử trùng nước bằng những cách sau: 
- Nước sau khi qua lọc vẫn phải đun sôi trước khi sử dụng cho ăn uống nhằm tránh các bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước (vì có thể còn vi khuẩn trong nước). 
- Có thể sử dụng hóa chất Chloramin B để khử trùng nước. Nước chỉ được khử trùng sau khi qua quá trình lọc với hóa chất. Sử dụng 3 g bột Cloramin B 25% khử trùng 1 m3 nước. Nước sau khi khử trùng để thoáng 30 phút mới sử dụng. 

- Đối với nguồn nước có hàm lượng clo dư cao thì để nước thoáng khí cho lượng clo dư bay hơi đến khi không còn mùi khó chịu là sử dụng được.
Nguồn: suckhoe.com.vn

Những được - mất khi ông bà chăm cháu

Ông bà chăm sóc cháu cũng là cách gắn kết tình cảm gia đình, tình cảm giữa các thế hệ...


Thời xa xưa, xã hội chưa phát triển, chưa có trường lớp mầm non, việc ông bà chăm cháu gần như lẽ đương nhiên, những ai may mắn còn ông bà nội ngoại chăm sóc các cháu đỡ đần cho bố mẹ cháu thật là hạnh phúc.

Thời nay đã khác, nhiều quan điểm trái ngược nhau, một số bậc cha mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng và phó mặc việc chăm sóc cháu cho ông bà, thậm chí nhiều bố mẹ đi làm ăn xa quê, sinh con xong là gửi con về quê nhờ ông bà chăm. Trái lại, một số phụ huynh khác (thường là có điều kiện kinh tế tốt hơn) thì lại muốn giành quyền độc lập nuôi dạy, chăm sóc con, không muốn có sự tham gia của ông bà. Đương nhiên, sẽ có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau, người thì cho rằng ông bà chăm cháu sẽ tốt hơn, số khác lại cho rằng không phải vậy. Thực tế, điều này cũng có những mặt hay, mặt tốt và hiện hữu những hạn chế riêng...

Khi ông bà tham gia chăm sóc cháu, mặt được nhất ở đây là gắn kết tình cảm gia đình, tình cảm của ba thế hệ đặc biệt là tình cảm giữa ông bà và các cháu. Bản thân tôi từ bé nhà rất gần ông bà nội (nhà ông ngoại xa hơn, bà ngoại mất sớm), tôi được bà nội chăm sóc nhiều, gần như ngày nào cũng qua lại gặp bà nên khi lớn lên tôi có tình cảm nhất với bà nội. Đến thế hệ con chúng tôi, hai cháu lại ở rất gần ông bà ngoại (ông bà nội các cháu ở miền Nam) nên bây giờ các con tôi lớn lên cảm thấy có nhiều tình cảm với ông bà ngoại hơn, tôi nghĩ điều này hoàn toàn bình thường.
Ảnh minh họa


Thứ hai, ông bà chăm cháu sẽ an toàn hơn, bố mẹ cũng yên tâm hơn so với việc phải giao con mình cho người giúp việc hay cô trông trẻ vì ông bà bao giờ cũng có tình cảm ruột thịt với cháu mình.

Thứ ba, ông bà đỡ đần về mặt kinh tế cũng như thời gian cho bố mẹ các cháu. Thứ tư, ông bà truyền lại cho thế hệ tiếp nối một số kinh nghiệm dân gian, truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc,…

Bên cạnh mặt được thì cũng có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, ông bà sẽ giáo dục cháu theo kiểu giáo dục đối với người trưởng thành nên sự phát triển của trẻ sẽ có phần lệch lạc, tính cách cháu có thể sẽ "già dặn" hơn so với tuổi.

Thứ hai, ông bà là người của thế hệ trước nên nhiều khi không cập nhật hết những thông tin tri thức nuôi dạy trẻ con thời hiện đại. Ví dụ, ngày trước chưa có các máy xay, máy nghiền thức ăn, cha mẹ buộc phải nhai cơm cho con cái, thực ra đây là cách cho ăn rất mất vệ sinh nhưng ngày nay nhiều bà già vẫn thích áp dụng…

Thứ ba, ông bà thường hay nuông chiều các cháu, chẳng hạn theo bố mẹ các cháu thì không được ăn ngọt vào buổi tối nhưng nhiều ông bà chiều cháu vẫn cho cháu ăn, hoặc các ông bà hay xem ti vi nên cũng cho cháu xem thoải mái.

Thứ tư, người lớn tuổi thường hay bảo thủ, áp đặt, muốn con mình cũng phải nuôi dạy cháu theo cách mà mình đã nuôi dạy con. Chẳng hạn, các ông bà hay nói "ngày xưa chúng tôi nuôi năm, sáu đứa con theo cách này chúng vẫn lớn, vẫn khỏe, vẫn nên người đó thôi".

Tuy nhiên, thời nay đã có nhiều đổi khác, khi công nghệ thông tin truyền thông phát triển, nhiều ông bà của thế hệ mới vừa có kiến thức tinh thông vừa rất cập nhật thông tin mới, nhiều ông bà vẫn vào google, vào facebook,… để tìm kiếm, kết nối, chia sẻ thông tin nên việc chăm sóc các cháu vẫn rất cập nhật và khoa học.

Để trẻ phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ đó là nghệ thuật kết hợp một cách khéo léo giữa ông bà, bố mẹ và người thân trong môi trường đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương!
Nguồn: suckhoe.com.vn

Mất mặt vì vợ vô tư đến mức...vô duyên

Vợ tôi thoải mái và vô tư, vô tâm đến mức… vô duyên hết thuốc chữa. Dù đã nhiều lần tôi phân tích hay răn đe thì cô ấy vẫn chứng nào tật nấy.

Tôi thuộc tuýp đàn ông không ưa kiểu cách, sống tình cảm, chân thành, còn vợ tôi là một người hoạt bát, ngay thẳng, hài hước. Người thâm trầm - kẻ hoạt bát, tôi cứ tưởng vợ chồng tôi là một cặp trời sinh. Tuy nhiên, thời gian chung sống với nhau tôi chợt nhận ra tính "hoạt bát" của vợ bắt đầu phát tác và có dấu hiệu phát triển mạnh, nói nôm na lúc này tính hoạt bát đó đã trở thành cái sự "vô duyên". Dù đã nhiều lần tôi phân tích hay răn đe thì cô ấy vẫn chứng nào tật nấy. Tất cả chỉ tại lời ăn tiếng nói có phần bỗ bã, suồng sã và hay hành động theo bản năng của cô ấy.

Do kinh tế chưa vững nên vợ chồng tôi chưa có điều kiện dọn ra ở riêng nên phải sống chung cùng với bố mẹ tôi. Là dâu mới, nhưng cô ấy không bao giờ giữ ý, lúc nào cũng tự nhiên một cách thái quá, khiến cho nhiều khi tôi cảm thấy ngượng thay cho vợ.
Trên bàn ăn vợ vừa ăn, vừa ngoáy mũi liên tục, còn để cả gỉ mũi ra giấy ngay trước mặt. Ảnh minh họa.

Vợ tôi có tật đi vệ sinh không bao giờ chịu đóng cửa. Rất nhiều lần bố tôi vào nhà vệ sinh, rồi khựng lại khi nhìn thấy con dâu ngồi chình ình trong đó mà không thèm đóng cửa. Có lần khác, mẹ tôi thấy rõ nhà vệ sinh bật bóng sáng mà cửa lại mở. Mẹ đi tới, với ý định đóng cửa thì thấy vợ ngồi chồm hỗm trên đó. Phải nói là muối mặt vô cùng, thế mà cô thản nhiên như không. Hỏi "sao không đóng cửa?" thì cô ấy bảo "mở ra cho nó đỡ bí!". Tôi không hiểu sao vợ lại có thói quen vô duyên này. Nhiều lần bóng gió, nói thẳng này kia, góp ý các kiểu, cô vẫn không từ bỏ thói quen đó. Lâu dần tôi hiểu, nó như kiểu "sở thích" của cô. Sở thích ấy thực sự làm cho bố mẹ tôi lúc nào cũng phải "dè chừng", "đề phòng" trong chính ngôi nhà mình sống.

Trên bàn ăn vợ vừa ăn, vừa ngoáy mũi liên tục, còn để cả gỉ mũi ra giấy ngay trước mặt. Vậy vẫn chưa đủ, vợ còn thường xuyên “thả bom” khiến cho những ngày đầu mẹ tôi phải giật mình đến mức làm rơi cái bát đang cầm trên tay. Tất cả thức ăn trên bàn, từ bát canh đến đĩa thịt cô ấy đều nếm như để tráng đũa; nhà tôi có thói quen mỗi người một bát nước chấm, khi cô ấy chấm hết không đứng lên rót mà tiện tay chấm luôn bát nước chấm của mẹ tôi, mẹ tôi nhăn mặt khó chịu nhưng cô không để ý quan tâm, còn vô tư nói “ chấm hết không lãng phí mẹ ạ”. Thức ăn ngay trước mặt nhưng lúc nào vợ tôi cũng phải chọn lựa, miếng này miếng kia cho ngon.

Với họ hàng, bạn bè thân thiết thì cô ấy vô duyên đến mức không thể nào tưởng tượng được. Có người bạn thân nhất của tôi thỉnh thoảng tới nhà ăn cơm, có bữa cô còn nói như cạnh khóe “cơm nhà anh sao anh không ăn mà lại suốt ngày đến nhà em thế”, hay “lần sau đến anh mang thêm cái gì ngon, em hết tiền không có tiền mà mua suốt ngày đãi bôi anh thế đâu”. Tôi đã đá chân ngăn vợ rất nhiều lần nhưng cô ấy đều vẫn cứ cố ý nói. Tôi và anh là bạn bè từ nhỏ, anh em thân thiết chơi với nhau có vui thì thỉnh thoảng mới đến nhà nhau chơi mà vợ tôi làm cho anh ấy bẽ bàng, từ đó không bao giờ dám đến nữa. Có rủ đi ra ngoài uống nước, cũng bị vợ tôi móc mỉa, đánh tiếng trước “anh nhiều tiền thì mời chồng em nhé, chứ tháng này vợ chồng em kẹt lắm đấy”. Không hiểu từ khi lấy vợ, tôi dần thay đổi hay vì cách đối nhân xử thế với bạn bè, mà chúng cứ dần xa lánh tôi, gọi điện chúng đều cáo bận trong khi lúc sau đã thấy ngồi ở quán uống nước.

Những lần họ hàng tụ tập có cỗ, cô ấy rất mau mồm mau miệng và biến mình thành một nàng buôn không hết chuyện. Cô đem hết chuyện này của bố chồng, mẹ chồng mà không hài lòng ra nói, khiến cho bố mẹ tôi đỏ mặt vì xấu hổ. Thậm chí, khoản vợ chồng sinh hoạt cô cũng bô bô ra, kêu tôi không biết chiều cô, tuần có mấy lần chưa ra đến chợ đã hết tiền. Khiến cho mọi người cũng cảm thấy xấu hổ mà không biết nói thêm câu gì, tự lảng tránh ra chỗ khác.

Đỉnh điểm khiến tôi không thể nào chịu đựng được sự vô duyên của vợ là những ngày vừa rồi. Đối tác nước ngoài của tôi muốn đến thăm nhà để xem cuộc sống của một gia đình người Việt như thế nào vì anh rất yêu thích văn hóa gia đình của người phương Đông. Ngày tiếp anh đến, mà tôi thấy bẽ bàng và xấu hổ tới mức không còn chỗ nào để chui.
Ảnh minh họa


Vợ tôi bình thường ở nhà ăn mặc lôi thôi, không chú ý nhiều lắm vì muốn thoải mái, cả ngày đóng bộ công sở khó chịu rồi. Nhưng hôm đó mặc dù tôi đã thông báo có khách quan trọng, nhưng cô ấy vẫn diện chiếc quần ngủ bó cứng, ngắn cũn đến mức không còn chỗ nào ngắn hơn, áo hai dây thì nhàu nhĩ, cúi xuống thì lộ nguyên cả bộ ngực. Tôi nói thì cô bảo họ là người nước ngoài nên không để ý mấy cái đó đâu. Vì có việc nên tôi cũng tặc lưỡi cho qua, nhưng khi nhìn ánh mắt ái ngại của đối tác nhìn vợ mà tôi linh cảm xấu. Trong cả bữa ăn, cô ấy cứ ngồi dạng chân rộng hết cỡ, vừa ăn vừa cười nói hô hố, cứ vỗ tay, đập bàn hết lần này tới lần khác kêu khách ăn, thậm chí còn không ngần ngại vỗ đùi anh ý và khen “lốp anh căng thế!”. Anh ý chỉ còn nước phải cười trừ và xin ra về ngay sau khi bữa ăn kết thúc. Đương nhiên, ấn tượng về tôi không tốt từ đó, hợp đồng của công ty tôi mất và cũng đồng nghĩa với công việc của tôi cũng ra đi luôn.

Nhiều lúc tôi cũng nhắc khéo thậm chí là nạt nộ nhưng vợ chẳng nhận ra, tính cô ấy vô tư quá mà. Thực ra thì cũng toàn những chuyện nhỏ nhặt không đáng để gây mâu thuẫn gia đình. Thôi thì tôi chấp nhận nhịn đi một tí cho nhà cửa yên ấm. Nhưng với cá tính vô duyên hết thuốc chữa, chưa về làm dâu được bao lâu mà đã khiến tôi phải có nước độn thổ thế này rồi, thì sống lâu chắc tôi cũng sẽ rụng tim mà chết lúc nào không biết./.
Nguồn: suckhoe.com.vn

Giặt quần áo nhiều lần vẫn không hết hóa chất?

Hàng ngàn hóa chất trong quần áo vẫn có thể tồn tại sau khi được giặt giũ nhiều lần, đó là kết luận của một nghiên cứu mới tại Thụy Điển.
Hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải khiến cho quần áo cũng trở nên độc hại. Nguy hiểm hơn, những hóa chất này vẫn tồn tại dù giặt nhiều lần với nước.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) đã phát hiện hàng ngàn hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải. Một số chất trong đó đã được chứng minh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí, bông hữu cơ vốn được coi là chất liệu an toàn cũng có chứa một số chất độc hại.
Nghiên cứu mới đây tại Thụy Điển được tiến hành tại 60 cơ sở may mặc lớn, kết quả ban đầu phát hiện hàng ngàn hóa chất trong quần áo và khoảng một trăm hóa chất đã xác định được tác hại sơ bộ.
hoa-chat-doc-hai-3010 (1)
Hóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lần. Ảnh minh họa
 
Hóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lầnHóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lần. Ảnh minh họa
Giovanna Luongo, Tiến sĩ Hóa học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho biết: "Một số hóa chất trong quần áo có độc tính cao. Tiếp xúc với các hóa chất trong quần áo làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng, nghiêm trọng hơn là gây ung thư da".
Trong vải sợi polyester, nồng độ chất quinolines và các amin thơm là cao nhất. Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện. Sợi polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu
Sợi bông thì chứa nhiều chất benzothiazoles, ngay cả quần áo được làm từ bông hữu cơ cũng phát hiện hàm lượng lớn chất này. Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được.
Các nhà nghiên cứu đã giặt sạch các mẫu quần áo thí nghiệm và sau đó đo nồng độ của các hóa chất. Một số các chất đã được rửa sạch với nước nhưng phần lớn các chất vẫn tồn tại, trở thành mối đe dọa lớn với sức khỏe người dùng khi tiếp xúc da lâu dài.
Conny Ostman, Giáo sư Hóa học tham gia nghiên cứu cho biết: "Chúng ta mặc quần áo cả ngày lẫn đêm nên việc biết được trong quần áo có hóa chất gì là rất quan trọng. Hóa chất độc hại có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua làn da nên người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn nữa khi mua quần áo".
Nguồn: suckhoe.com.vn

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Sự hằn học của người cha và nỗi đau người bác sĩ

Một câu chuyện cảm động liên quan tới một vị bác sĩ có lẽ sẽ khiến cho rất nhiều người phải thay đổi cách nghĩ của họ.

Trong những ngày qua, sự việc về vị bác sĩ gác chân lên giường bệnh khi thăm khám đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía dân mạng.

Có rất nhiều ý kiến đã được đưa ra trên mạng xã hội, từ đó người xem cũng có cái nhìn đa chiều về chuyện gác chân hay cụ thể hơn là công việc của một bác sĩ.

Ngày hôm qua, trên mạng xã hội cũng đã lan truyền một câu chuyện ngắn nói về Y đức. Trong câu chuyện này người đọc sẽ thấy một vị bác sĩ có phần thờ ơ, chẳng mấy vội vàng trước sinh linh đang giành giật lấy sự sống.

Nhưng khi câu chuyện về tới hồi kết, người xem chắc chắn sẽ có nhận ra được một vài gì đó đáng để suy ngẫm.

Chúng tôi xin phép được trích nguyên văn câu chuyện đang thu hút được sự quan tâm này:

CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG VỀ BÁC SĨ

Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:

"Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?"

Bác sĩ mỉm cười và nói:

-"Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện và tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi ..."

-"Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này, ông sẽ bình tĩnh được không? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?" - Cha cậu bé nói một cách giận dữ.

Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:

- "Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết "Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi, may mắn là tên của Thiên Chúa" các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống.

Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời".

- "Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy" - Cha cậu bé nghĩ thầm.

Ca phẫu thuật mất khoảng vài tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.

"Cám ơn Chúa, con trai của anh được được cứu!"

Không chờ đợi câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại: "Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá!"

"Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?" - Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại.

Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:

- "Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh.

Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình."

ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI... bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua.
Nguồn: suckhoe.com.vn

"Không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi"

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép, là quy định cấm trong các nghị định, thông tư...

Tại buổi giao lưu trực tuyến cuối năm do báo Tuổi trẻ tổ chức, bạn đọc Phan Anh, 62 tuổi (Phanak555@...) đã đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Y tếNguyễn Thị Kim Tiến: Nhiều người nhận xét 100 Bác sĩ thì 90 người nhận phong bì nhưng chưa bị lộ. Chỉ có 1-2 người bị báo chí phanh phui là do số không may. Chuyện nhận phong bì là thói quen, bình thường và đã thành chuyện đương nhiên, phải thế. Bộ trưởng có cảm thấy nhận xét đó đúng hay không và có các giải pháp nào cụ thể và dễ mang lại hiệu quả nhất, dễ thực thi nhất để chống lại nạn phong bì trong ngành?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định:

Chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép, là quy định cấm trong các nghị định, thông tư, quy trình khám chữa bệnh, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế.

Nhưng ở đâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khám trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền.

Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưởng, người thay băng. Đối với bác sỹ thì không phải dễ tiếp cận. Con số 90 bác sỹ nhận phong bì chưa có căn cứ, cần phải phải có thống kê, đánh giá.

Hiện tượng là có, nhưng cũng phải có những bệnh viện mà nếu độc giả, bạn đọc đến thì không thể đưa phong bì. Ví dụ, BV Việt Đức, BV Đại Học y dược TP.HCM, BN huyện miền núi, BV khu vục đồng bằng sông Cửu Long... Thế nên con số 90/100 người này cần phải đánh giá lại.

Đâu đó cũng có cán bộ y tế không giữ được nhân cách đạo đức của mình. Cũng cần phải nói là chế tài việc nhận phong bì chưa nghiêm. Bên cạnh đó cũng còn tâm lý của người bệnh cảm ơn bác sĩ.

Còn về giải pháp, chúng tôi đã nói, đã có đường dây nóng để bệnh nhân báo đến. Nhiều bệnh viện lớn hiện nay đã gắn camera.

Ngoài thông tư về đạo đức ngành mà Bộ sắp xây dựng thì hiện Chính phủ đã có nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (ngày 1-1-2014 sẽ có hiệu lực) nếu phát hiện sai phạm, nhận phong bì sẽ xử phạt 30 triệu đồng.

Người đưa cũng có thể bị xử phạt vì nếu không có người đưa thì cũng không có người nhận, nên các bệnh nhân cũng cần thực hiện tốt nguyên tắc này.

Ở nước ngoài, dù lương y bác sĩ cao hơn, thu nhập tốt hơn nhưng thực tế cũng vẫn chưa hết nạn phong bì.
Nguồn: suckhoe.com.vn