Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Tôi chân dài, tôi có quyền lấy đại gia!

Lâu nay người ta vẫn nghĩ “chân dài” để nói những cô gái có nhan sắc nhưng chỉ biết sống dựa vào tiền của đại gia.

“Chân dài – đại gia” dường như là một cặp trời sinh không thể tách rời. Các nàng chân dài thường mang nhiều điều tiếng. Nhưng người xưa đã đúc kết: “hồng nhan bạc phận”, các cô nàng xinh đẹp, nhan sắc hơn người thường gặp nhiều thị phi.

Chẳng phải tại các cô đẹp người mà xấu nết, có trách thì trách cái hội chân ngắn, xấu người xấu cả nết, suốt ngày chỉ biết ghen ăn tức ở, gièm pha, soi mói cuộc sống của người khác.

Cuộc đời này ai chẳng có quyền mưu cầu hạnh phúc, và chẳng ai sống thay ai được. Vậy mà quần chúng (ý chỉ đa phần số đông chân ngắn) lại cho rằng mình có quyền lên án lối sống của một bộ phận những nàng chân dài thì mới éo le và nực cười làm sao. Em đẹp, em có quyền!
Tôi chân dài, tôi có quyền! (ảnh minh họa)

Đúng vậy, em đẹp, em có đầy đủ quyền năng để được hạnh phúc. Chân em dài, em không thể đi một đôi giày rẻ tiền, không thể bước lên một chiếc xe đời cũ hay không thể mặc những bộ quần áo không tên tuổi. Ấy là một sự ngược đãi đáng lên án. Chân em dài, nhan sắc em nức tiếng gần xa, em cần phải được nuông chiều, cung phụng cho xứng những thứ trời cho ấy.

Người ta hay bảo: “chân dài thì não ngắn”. Láo! Toàn những bọn nói láo! Nếu não em ngắn thật, thì em sẽ tiến thân bằng con đường khó khăn hơn, gập ghềnh hơn, chứ không đơn giản chỉ là cởi phăng một cái áo, hay cắt ngắn tũn một cái quần. Nếu não em ngắn thật, thì giờ này em đâu có được ngồi siêu xe, có những bộ sưu tập túi xách, giày dép hàng hiệu?

So với việc phải nai lưng ra làm lụng, phải hao tâm tổn trí nghĩ cách kiếm tiền thì tìm một gã đàn ông giàu có rồi trao đổi để hai bên cùng có lợi: chàng có người tình đẹp, nàng có vật chất cao sang dễ dàng hơn nhiều. Vì thế đừng vội kết luận xàm.
Không phải cật lực lao động, tôi vẫn có thể mua sắm thỏa thích, đơn giản tôi là chân dài (ảnh minh họa)

Người ta không bảo em não ngắn, nhưng người ta lại nói em “lắm chiêu”, dụ hết anh đại gia này đến anh nhà giàu khác. Em xen vào phá gia đình êm ấm của người ta. Nhưng như thế thì oan cho em lắm. Đàn ông vốn yêu bằng mắt. Em đẹp, người ta yêu là đúng rồi. Đàn ông lao vào em như thiêu thân, em được quyền lựa chọn chứ!

Và tội gì em chọn những gã nghèo? Em cũng đâu có phá gia đình của ai? Em cũng đâu có tranh chồng người? Chồng người cứ là chồng người, em an phận làm nhân tình bé nhỏ. Bởi vì em biết, làm vợ chẳng bao giờ sung sướng gì. Em ngu gì đi làm vợ? Làm vợ đại gia chỉ được “tiếng”, chứ chẳng được “miếng” nào!

Chân em dài, ấy là cái ưu ái trời ban. Em mà không biết tận dụng nó để được đổi đời, được sống cho sung sướng, ấy là em ngu dại. Đừng vội lớn tiếng trách mắng em, ai ở vào hoàn cảnh của em cũng vậy cả thôi. Những người nói em vô đạo đức, chỉ là chân họ không dài mà thôi.

Người đời nói em sống dựa, nhưng họ đâu biết em đang đi bằng chính đôi chân của mình - đôi chân dài miên man đó ạ!
Nguồn: suckhoe.com.vn

Nhận biết chất lượng nước máy đang sử dụng

Làm thế nào để nhận biết chất lượng nguồn nước đang sử dụng là những thắc mắc của nhiều hộ dân đang sống tại các tòa chung cư hiện nay.

Nước máy cung cấp cho các hộ dân liệu có đạt các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa không? Chất lượng nước ở chung cư có đảm bảo không? Làm thế nào để nhận biết chất lượng nguồn nước đang sử dụng… Đây là nội dung các câu hỏi về chất lượng nước mà Pháp Luật TP.HCM đã nhận được trong tuần qua.

Giải đáp các thắc mắc trên, TS-BS LÊ VĂN NHÂN, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết:

Cách nhận biết chất lượng nguồn nước đang sử dụng:

Bằng mắt thường có thể nhận biết nước có màu hay mùi. Tuy nhiên bằng cảm quan không thể đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng mà phải có kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu trong nguồn nước.
Nước nhiễm phèn: Nước nhiễm phèn thường có vị chua, mùi tanh, màu vàng. Nước nhiễm phèn sắt có thành phần sắt 2 (Fe2+) cao nên nước có mùi tanh. Khi hứng trong vật chứa một thời gian sẽ kết tủa, tạo màu đỏ nâu. 

- Nước có hàm lượng clo dư cao: Mùi clo rất dễ nhận biết.
Nhiều hộ dân ở TP.HCM vẫn còn sử dụng nước nhiễm khuẩn. Ảnh: TRẦN NGỌC



Tự xử lý nguồn nước: 

Các hộ dân có thể tự xử lý nước tại gia đình bằng phương pháp đơn giản. 

Có thể xử lý nước nhiễm phèn, nước không đạt về màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, chỉ số pecmanganat, hàm lượng sắt tổng số, vi sinh như sau:

- Sử dụng giàn mưa: Mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mùi tanh của sắt và mangan. Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ cách 3 cm lại đục một lỗ. Sau đó bịt một đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc.

- Bể lọc: Mục đích là lọc cặn, độ đục, chất hữu cơ, khử mùi bùn đất, mùi chất hữu cơ. Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau: Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25-30 cm), than hoạt tính (độ dày 10 cm), lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5-1 cm (độ dày 10 cm). Dưới đáy bể dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống. 

Ngoài ra, còn có thể tự khử trùng nước bằng những cách sau: 
- Nước sau khi qua lọc vẫn phải đun sôi trước khi sử dụng cho ăn uống nhằm tránh các bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước (vì có thể còn vi khuẩn trong nước). 
- Có thể sử dụng hóa chất Chloramin B để khử trùng nước. Nước chỉ được khử trùng sau khi qua quá trình lọc với hóa chất. Sử dụng 3 g bột Cloramin B 25% khử trùng 1 m3 nước. Nước sau khi khử trùng để thoáng 30 phút mới sử dụng. 

- Đối với nguồn nước có hàm lượng clo dư cao thì để nước thoáng khí cho lượng clo dư bay hơi đến khi không còn mùi khó chịu là sử dụng được.
Nguồn: suckhoe.com.vn

Những được - mất khi ông bà chăm cháu

Ông bà chăm sóc cháu cũng là cách gắn kết tình cảm gia đình, tình cảm giữa các thế hệ...


Thời xa xưa, xã hội chưa phát triển, chưa có trường lớp mầm non, việc ông bà chăm cháu gần như lẽ đương nhiên, những ai may mắn còn ông bà nội ngoại chăm sóc các cháu đỡ đần cho bố mẹ cháu thật là hạnh phúc.

Thời nay đã khác, nhiều quan điểm trái ngược nhau, một số bậc cha mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng và phó mặc việc chăm sóc cháu cho ông bà, thậm chí nhiều bố mẹ đi làm ăn xa quê, sinh con xong là gửi con về quê nhờ ông bà chăm. Trái lại, một số phụ huynh khác (thường là có điều kiện kinh tế tốt hơn) thì lại muốn giành quyền độc lập nuôi dạy, chăm sóc con, không muốn có sự tham gia của ông bà. Đương nhiên, sẽ có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau, người thì cho rằng ông bà chăm cháu sẽ tốt hơn, số khác lại cho rằng không phải vậy. Thực tế, điều này cũng có những mặt hay, mặt tốt và hiện hữu những hạn chế riêng...

Khi ông bà tham gia chăm sóc cháu, mặt được nhất ở đây là gắn kết tình cảm gia đình, tình cảm của ba thế hệ đặc biệt là tình cảm giữa ông bà và các cháu. Bản thân tôi từ bé nhà rất gần ông bà nội (nhà ông ngoại xa hơn, bà ngoại mất sớm), tôi được bà nội chăm sóc nhiều, gần như ngày nào cũng qua lại gặp bà nên khi lớn lên tôi có tình cảm nhất với bà nội. Đến thế hệ con chúng tôi, hai cháu lại ở rất gần ông bà ngoại (ông bà nội các cháu ở miền Nam) nên bây giờ các con tôi lớn lên cảm thấy có nhiều tình cảm với ông bà ngoại hơn, tôi nghĩ điều này hoàn toàn bình thường.
Ảnh minh họa


Thứ hai, ông bà chăm cháu sẽ an toàn hơn, bố mẹ cũng yên tâm hơn so với việc phải giao con mình cho người giúp việc hay cô trông trẻ vì ông bà bao giờ cũng có tình cảm ruột thịt với cháu mình.

Thứ ba, ông bà đỡ đần về mặt kinh tế cũng như thời gian cho bố mẹ các cháu. Thứ tư, ông bà truyền lại cho thế hệ tiếp nối một số kinh nghiệm dân gian, truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc,…

Bên cạnh mặt được thì cũng có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, ông bà sẽ giáo dục cháu theo kiểu giáo dục đối với người trưởng thành nên sự phát triển của trẻ sẽ có phần lệch lạc, tính cách cháu có thể sẽ "già dặn" hơn so với tuổi.

Thứ hai, ông bà là người của thế hệ trước nên nhiều khi không cập nhật hết những thông tin tri thức nuôi dạy trẻ con thời hiện đại. Ví dụ, ngày trước chưa có các máy xay, máy nghiền thức ăn, cha mẹ buộc phải nhai cơm cho con cái, thực ra đây là cách cho ăn rất mất vệ sinh nhưng ngày nay nhiều bà già vẫn thích áp dụng…

Thứ ba, ông bà thường hay nuông chiều các cháu, chẳng hạn theo bố mẹ các cháu thì không được ăn ngọt vào buổi tối nhưng nhiều ông bà chiều cháu vẫn cho cháu ăn, hoặc các ông bà hay xem ti vi nên cũng cho cháu xem thoải mái.

Thứ tư, người lớn tuổi thường hay bảo thủ, áp đặt, muốn con mình cũng phải nuôi dạy cháu theo cách mà mình đã nuôi dạy con. Chẳng hạn, các ông bà hay nói "ngày xưa chúng tôi nuôi năm, sáu đứa con theo cách này chúng vẫn lớn, vẫn khỏe, vẫn nên người đó thôi".

Tuy nhiên, thời nay đã có nhiều đổi khác, khi công nghệ thông tin truyền thông phát triển, nhiều ông bà của thế hệ mới vừa có kiến thức tinh thông vừa rất cập nhật thông tin mới, nhiều ông bà vẫn vào google, vào facebook,… để tìm kiếm, kết nối, chia sẻ thông tin nên việc chăm sóc các cháu vẫn rất cập nhật và khoa học.

Để trẻ phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ đó là nghệ thuật kết hợp một cách khéo léo giữa ông bà, bố mẹ và người thân trong môi trường đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương!
Nguồn: suckhoe.com.vn

Mất mặt vì vợ vô tư đến mức...vô duyên

Vợ tôi thoải mái và vô tư, vô tâm đến mức… vô duyên hết thuốc chữa. Dù đã nhiều lần tôi phân tích hay răn đe thì cô ấy vẫn chứng nào tật nấy.

Tôi thuộc tuýp đàn ông không ưa kiểu cách, sống tình cảm, chân thành, còn vợ tôi là một người hoạt bát, ngay thẳng, hài hước. Người thâm trầm - kẻ hoạt bát, tôi cứ tưởng vợ chồng tôi là một cặp trời sinh. Tuy nhiên, thời gian chung sống với nhau tôi chợt nhận ra tính "hoạt bát" của vợ bắt đầu phát tác và có dấu hiệu phát triển mạnh, nói nôm na lúc này tính hoạt bát đó đã trở thành cái sự "vô duyên". Dù đã nhiều lần tôi phân tích hay răn đe thì cô ấy vẫn chứng nào tật nấy. Tất cả chỉ tại lời ăn tiếng nói có phần bỗ bã, suồng sã và hay hành động theo bản năng của cô ấy.

Do kinh tế chưa vững nên vợ chồng tôi chưa có điều kiện dọn ra ở riêng nên phải sống chung cùng với bố mẹ tôi. Là dâu mới, nhưng cô ấy không bao giờ giữ ý, lúc nào cũng tự nhiên một cách thái quá, khiến cho nhiều khi tôi cảm thấy ngượng thay cho vợ.
Trên bàn ăn vợ vừa ăn, vừa ngoáy mũi liên tục, còn để cả gỉ mũi ra giấy ngay trước mặt. Ảnh minh họa.

Vợ tôi có tật đi vệ sinh không bao giờ chịu đóng cửa. Rất nhiều lần bố tôi vào nhà vệ sinh, rồi khựng lại khi nhìn thấy con dâu ngồi chình ình trong đó mà không thèm đóng cửa. Có lần khác, mẹ tôi thấy rõ nhà vệ sinh bật bóng sáng mà cửa lại mở. Mẹ đi tới, với ý định đóng cửa thì thấy vợ ngồi chồm hỗm trên đó. Phải nói là muối mặt vô cùng, thế mà cô thản nhiên như không. Hỏi "sao không đóng cửa?" thì cô ấy bảo "mở ra cho nó đỡ bí!". Tôi không hiểu sao vợ lại có thói quen vô duyên này. Nhiều lần bóng gió, nói thẳng này kia, góp ý các kiểu, cô vẫn không từ bỏ thói quen đó. Lâu dần tôi hiểu, nó như kiểu "sở thích" của cô. Sở thích ấy thực sự làm cho bố mẹ tôi lúc nào cũng phải "dè chừng", "đề phòng" trong chính ngôi nhà mình sống.

Trên bàn ăn vợ vừa ăn, vừa ngoáy mũi liên tục, còn để cả gỉ mũi ra giấy ngay trước mặt. Vậy vẫn chưa đủ, vợ còn thường xuyên “thả bom” khiến cho những ngày đầu mẹ tôi phải giật mình đến mức làm rơi cái bát đang cầm trên tay. Tất cả thức ăn trên bàn, từ bát canh đến đĩa thịt cô ấy đều nếm như để tráng đũa; nhà tôi có thói quen mỗi người một bát nước chấm, khi cô ấy chấm hết không đứng lên rót mà tiện tay chấm luôn bát nước chấm của mẹ tôi, mẹ tôi nhăn mặt khó chịu nhưng cô không để ý quan tâm, còn vô tư nói “ chấm hết không lãng phí mẹ ạ”. Thức ăn ngay trước mặt nhưng lúc nào vợ tôi cũng phải chọn lựa, miếng này miếng kia cho ngon.

Với họ hàng, bạn bè thân thiết thì cô ấy vô duyên đến mức không thể nào tưởng tượng được. Có người bạn thân nhất của tôi thỉnh thoảng tới nhà ăn cơm, có bữa cô còn nói như cạnh khóe “cơm nhà anh sao anh không ăn mà lại suốt ngày đến nhà em thế”, hay “lần sau đến anh mang thêm cái gì ngon, em hết tiền không có tiền mà mua suốt ngày đãi bôi anh thế đâu”. Tôi đã đá chân ngăn vợ rất nhiều lần nhưng cô ấy đều vẫn cứ cố ý nói. Tôi và anh là bạn bè từ nhỏ, anh em thân thiết chơi với nhau có vui thì thỉnh thoảng mới đến nhà nhau chơi mà vợ tôi làm cho anh ấy bẽ bàng, từ đó không bao giờ dám đến nữa. Có rủ đi ra ngoài uống nước, cũng bị vợ tôi móc mỉa, đánh tiếng trước “anh nhiều tiền thì mời chồng em nhé, chứ tháng này vợ chồng em kẹt lắm đấy”. Không hiểu từ khi lấy vợ, tôi dần thay đổi hay vì cách đối nhân xử thế với bạn bè, mà chúng cứ dần xa lánh tôi, gọi điện chúng đều cáo bận trong khi lúc sau đã thấy ngồi ở quán uống nước.

Những lần họ hàng tụ tập có cỗ, cô ấy rất mau mồm mau miệng và biến mình thành một nàng buôn không hết chuyện. Cô đem hết chuyện này của bố chồng, mẹ chồng mà không hài lòng ra nói, khiến cho bố mẹ tôi đỏ mặt vì xấu hổ. Thậm chí, khoản vợ chồng sinh hoạt cô cũng bô bô ra, kêu tôi không biết chiều cô, tuần có mấy lần chưa ra đến chợ đã hết tiền. Khiến cho mọi người cũng cảm thấy xấu hổ mà không biết nói thêm câu gì, tự lảng tránh ra chỗ khác.

Đỉnh điểm khiến tôi không thể nào chịu đựng được sự vô duyên của vợ là những ngày vừa rồi. Đối tác nước ngoài của tôi muốn đến thăm nhà để xem cuộc sống của một gia đình người Việt như thế nào vì anh rất yêu thích văn hóa gia đình của người phương Đông. Ngày tiếp anh đến, mà tôi thấy bẽ bàng và xấu hổ tới mức không còn chỗ nào để chui.
Ảnh minh họa


Vợ tôi bình thường ở nhà ăn mặc lôi thôi, không chú ý nhiều lắm vì muốn thoải mái, cả ngày đóng bộ công sở khó chịu rồi. Nhưng hôm đó mặc dù tôi đã thông báo có khách quan trọng, nhưng cô ấy vẫn diện chiếc quần ngủ bó cứng, ngắn cũn đến mức không còn chỗ nào ngắn hơn, áo hai dây thì nhàu nhĩ, cúi xuống thì lộ nguyên cả bộ ngực. Tôi nói thì cô bảo họ là người nước ngoài nên không để ý mấy cái đó đâu. Vì có việc nên tôi cũng tặc lưỡi cho qua, nhưng khi nhìn ánh mắt ái ngại của đối tác nhìn vợ mà tôi linh cảm xấu. Trong cả bữa ăn, cô ấy cứ ngồi dạng chân rộng hết cỡ, vừa ăn vừa cười nói hô hố, cứ vỗ tay, đập bàn hết lần này tới lần khác kêu khách ăn, thậm chí còn không ngần ngại vỗ đùi anh ý và khen “lốp anh căng thế!”. Anh ý chỉ còn nước phải cười trừ và xin ra về ngay sau khi bữa ăn kết thúc. Đương nhiên, ấn tượng về tôi không tốt từ đó, hợp đồng của công ty tôi mất và cũng đồng nghĩa với công việc của tôi cũng ra đi luôn.

Nhiều lúc tôi cũng nhắc khéo thậm chí là nạt nộ nhưng vợ chẳng nhận ra, tính cô ấy vô tư quá mà. Thực ra thì cũng toàn những chuyện nhỏ nhặt không đáng để gây mâu thuẫn gia đình. Thôi thì tôi chấp nhận nhịn đi một tí cho nhà cửa yên ấm. Nhưng với cá tính vô duyên hết thuốc chữa, chưa về làm dâu được bao lâu mà đã khiến tôi phải có nước độn thổ thế này rồi, thì sống lâu chắc tôi cũng sẽ rụng tim mà chết lúc nào không biết./.
Nguồn: suckhoe.com.vn

Giặt quần áo nhiều lần vẫn không hết hóa chất?

Hàng ngàn hóa chất trong quần áo vẫn có thể tồn tại sau khi được giặt giũ nhiều lần, đó là kết luận của một nghiên cứu mới tại Thụy Điển.
Hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải khiến cho quần áo cũng trở nên độc hại. Nguy hiểm hơn, những hóa chất này vẫn tồn tại dù giặt nhiều lần với nước.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) đã phát hiện hàng ngàn hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải. Một số chất trong đó đã được chứng minh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí, bông hữu cơ vốn được coi là chất liệu an toàn cũng có chứa một số chất độc hại.
Nghiên cứu mới đây tại Thụy Điển được tiến hành tại 60 cơ sở may mặc lớn, kết quả ban đầu phát hiện hàng ngàn hóa chất trong quần áo và khoảng một trăm hóa chất đã xác định được tác hại sơ bộ.
hoa-chat-doc-hai-3010 (1)
Hóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lần. Ảnh minh họa
 
Hóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lầnHóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lần. Ảnh minh họa
Giovanna Luongo, Tiến sĩ Hóa học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho biết: "Một số hóa chất trong quần áo có độc tính cao. Tiếp xúc với các hóa chất trong quần áo làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng, nghiêm trọng hơn là gây ung thư da".
Trong vải sợi polyester, nồng độ chất quinolines và các amin thơm là cao nhất. Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện. Sợi polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu
Sợi bông thì chứa nhiều chất benzothiazoles, ngay cả quần áo được làm từ bông hữu cơ cũng phát hiện hàm lượng lớn chất này. Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được.
Các nhà nghiên cứu đã giặt sạch các mẫu quần áo thí nghiệm và sau đó đo nồng độ của các hóa chất. Một số các chất đã được rửa sạch với nước nhưng phần lớn các chất vẫn tồn tại, trở thành mối đe dọa lớn với sức khỏe người dùng khi tiếp xúc da lâu dài.
Conny Ostman, Giáo sư Hóa học tham gia nghiên cứu cho biết: "Chúng ta mặc quần áo cả ngày lẫn đêm nên việc biết được trong quần áo có hóa chất gì là rất quan trọng. Hóa chất độc hại có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua làn da nên người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn nữa khi mua quần áo".
Nguồn: suckhoe.com.vn

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Sự hằn học của người cha và nỗi đau người bác sĩ

Một câu chuyện cảm động liên quan tới một vị bác sĩ có lẽ sẽ khiến cho rất nhiều người phải thay đổi cách nghĩ của họ.

Trong những ngày qua, sự việc về vị bác sĩ gác chân lên giường bệnh khi thăm khám đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía dân mạng.

Có rất nhiều ý kiến đã được đưa ra trên mạng xã hội, từ đó người xem cũng có cái nhìn đa chiều về chuyện gác chân hay cụ thể hơn là công việc của một bác sĩ.

Ngày hôm qua, trên mạng xã hội cũng đã lan truyền một câu chuyện ngắn nói về Y đức. Trong câu chuyện này người đọc sẽ thấy một vị bác sĩ có phần thờ ơ, chẳng mấy vội vàng trước sinh linh đang giành giật lấy sự sống.

Nhưng khi câu chuyện về tới hồi kết, người xem chắc chắn sẽ có nhận ra được một vài gì đó đáng để suy ngẫm.

Chúng tôi xin phép được trích nguyên văn câu chuyện đang thu hút được sự quan tâm này:

CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG VỀ BÁC SĨ

Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:

"Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?"

Bác sĩ mỉm cười và nói:

-"Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện và tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi ..."

-"Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này, ông sẽ bình tĩnh được không? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?" - Cha cậu bé nói một cách giận dữ.

Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:

- "Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết "Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi, may mắn là tên của Thiên Chúa" các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống.

Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời".

- "Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy" - Cha cậu bé nghĩ thầm.

Ca phẫu thuật mất khoảng vài tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.

"Cám ơn Chúa, con trai của anh được được cứu!"

Không chờ đợi câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại: "Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá!"

"Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?" - Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại.

Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:

- "Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh.

Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình."

ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI... bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua.
Nguồn: suckhoe.com.vn

"Không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi"

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép, là quy định cấm trong các nghị định, thông tư...

Tại buổi giao lưu trực tuyến cuối năm do báo Tuổi trẻ tổ chức, bạn đọc Phan Anh, 62 tuổi (Phanak555@...) đã đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Y tếNguyễn Thị Kim Tiến: Nhiều người nhận xét 100 Bác sĩ thì 90 người nhận phong bì nhưng chưa bị lộ. Chỉ có 1-2 người bị báo chí phanh phui là do số không may. Chuyện nhận phong bì là thói quen, bình thường và đã thành chuyện đương nhiên, phải thế. Bộ trưởng có cảm thấy nhận xét đó đúng hay không và có các giải pháp nào cụ thể và dễ mang lại hiệu quả nhất, dễ thực thi nhất để chống lại nạn phong bì trong ngành?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định:

Chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép, là quy định cấm trong các nghị định, thông tư, quy trình khám chữa bệnh, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế.

Nhưng ở đâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khám trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền.

Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưởng, người thay băng. Đối với bác sỹ thì không phải dễ tiếp cận. Con số 90 bác sỹ nhận phong bì chưa có căn cứ, cần phải phải có thống kê, đánh giá.

Hiện tượng là có, nhưng cũng phải có những bệnh viện mà nếu độc giả, bạn đọc đến thì không thể đưa phong bì. Ví dụ, BV Việt Đức, BV Đại Học y dược TP.HCM, BN huyện miền núi, BV khu vục đồng bằng sông Cửu Long... Thế nên con số 90/100 người này cần phải đánh giá lại.

Đâu đó cũng có cán bộ y tế không giữ được nhân cách đạo đức của mình. Cũng cần phải nói là chế tài việc nhận phong bì chưa nghiêm. Bên cạnh đó cũng còn tâm lý của người bệnh cảm ơn bác sĩ.

Còn về giải pháp, chúng tôi đã nói, đã có đường dây nóng để bệnh nhân báo đến. Nhiều bệnh viện lớn hiện nay đã gắn camera.

Ngoài thông tư về đạo đức ngành mà Bộ sắp xây dựng thì hiện Chính phủ đã có nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (ngày 1-1-2014 sẽ có hiệu lực) nếu phát hiện sai phạm, nhận phong bì sẽ xử phạt 30 triệu đồng.

Người đưa cũng có thể bị xử phạt vì nếu không có người đưa thì cũng không có người nhận, nên các bệnh nhân cũng cần thực hiện tốt nguyên tắc này.

Ở nước ngoài, dù lương y bác sĩ cao hơn, thu nhập tốt hơn nhưng thực tế cũng vẫn chưa hết nạn phong bì.
Nguồn: suckhoe.com.vn

BV đầu tiên thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên

Chiều 29/11, Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư đã tổ chức lễ phát động và ký cam kết thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên.
Chiều 29/11, Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư đã tổ chức lễ phát động và ký cam kết thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên.

Cam kết này nhằm mục tiêu giáo dục điều dưỡng viên tự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức của nghề điều dưỡng, đưa ra các quyết định phù hợp với chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn đạo đức gồm 8 tiêu chuẩn, 30 tiêu chí về những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp được coi là giá trị cốt lõi, là thước đo phẩm chất đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp của mỗi điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư hiện là cơ sở y tế đầu tiên triển khai thực hiện bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho hơn 300 điều dưỡng viên đang công tác tại Viện. Đây là hoạt động thực hiện theo Quyết định số 20/QĐ-HĐD do Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành ngày 10/9/2012 về việc thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên.

Lãnh đạo và điều dưỡng viên Viện HH&TM T.Ư ký cam kết thực hiện chuẩn đạo đức điều dưỡng viên. Ảnh: L.Mộc.

Biểu dương tinh thần đi tiên phong trong thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên của Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư, ThS. Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam nhấn mạnh: "Hiện, cả nước có 22 cơ sở đào tạo điều dưỡng, trong đó có 2 cơ sở đào tạo điều dưỡng trình độ Thạc sĩ. Trong tương lai không xa, điều dưỡng sẽ phát triển thành một nghề chuyên nghiệp. Điều dưỡng là một nghề dịch vụ nên điều dưỡng viên cần phát huy "nụ cười". Mỗi điều dưỡng viên cần tự đánh giá mình sau 3 tháng với 4 mức "Tốt, khá, trung bình và yếu". Các lãnh đạo cũng cần phải tự đánh giá mình và phản ánh lại. Trên cơ sở để người điều dưỡng viên thay đổi, tạo niềm tin cho người bệnh...".

GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư cho biết: "Viện đánh giá cao việc triển khai chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên của Hội Điều dưỡng Việt Nam. Việc thực hiện nghiêm túc, thực chất và hiệu quả chương trình này sẽ là cơ sở quan trọng để mỗi cán bộ, nhân viên y tế; đặc biệt là các điều dưỡng viên nói chung và các điều dưỡng viên của Viện ngày càng tự nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp trong công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh, rút ngắn dần khoảng cách giữa nhân viên y tế với người bệnh và người nhà bệnh nhân".

Việc công khai thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên sẽ tạo ra một môi trường chăm sóc thân thiện và chuyên nghiệp. Người dân, người bệnh khi tham gia vào hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện sẽ cảm nhận được sự ân cần, tận tình và thỏa lòng hơn với dịch vụ y tế ngày càng hoàn thiện về chất lượng và đậm tính nhân văn.
Nguồn: suckhoe.com.vn

Khi viện phí và phong bì "song hành" với nhau

Đây là câu chuyện của một nữ nhà báo: Năm 2002, chị sinh con đầu lòng khi đang là một nhân viên văn phòng.

Đã hỏi "giá" vài thai phụ chung phòng với vợ nên anh chồng đưa 1 triệu đồng. Chị y tá nhắc "còn kíp gây mê?". Thấy người nhà bệnh nhân chưa hiểu, y tá giải thích: 1 triệu này đưa bác sĩ mổ đẻ 500 nghìn đồng, 500 nghìn đồng còn lại chia cho những người phụ cho bác sĩ.

Đưa thêm 200 nghìn đồng nữa, thì chị y tá cáu kỉnh: một ca 3 người, đưa 200 nghìn đồng thì chia kiểu gì, và nói rõ "giá" là 300 nghìn đồng… Lúc đó, tổng viện phí cho một ca sinh mổ chỉ vài trăm ngàn đồng. Còn hiện tại, viện phí cho một ca sinh thường có BHYT tại Hà Nội chỉ hơn 1 triệu đồng, nhưng giá "cảm ơn" cho cả ca đỡ đẻ này thì không thể dưới 2 triệu đồng.

Còn anh Minh vẫn chưa quên câu chuyện của mẹ con người phụ nữ dân tộc ở chung phòng với con anh khi điều trị bỏng. "Giá trần" phong bì để "ra mắt" bác sĩ ở viện nọ là 500 nghìn đồng.

Nhưng mẹ con người phụ nữ nọ chỉ đưa 300 nghìn đồng, vị bác sĩ trả lại bảo "mẹ con mày nghèo, bác không lấy". Nhưng cả ngày hôm sau, khi những bệnh nhân khác được bác sĩ khám vết bỏng cẩn thận, thì con chị chỉ được bác sĩ đứng bên giường ngó chứ không cầm tay quấn băng lên xem.

Cuối cùng, chị vay đủ 500 nghìn đồng nhét vào túi áo blu thì vị bác sĩ bình thản về phòng! Thế nên, nhiều người khi nghe nói tăng viện phí đều đồng tình để tăng chất lượng khám chữa bệnh, nhưng cũng đặt câu hỏi "viện phí tăng, phong bì có giảm?".

Tăng viện phí mà "nạn" phong bì không giảm, thì nhiều người ốm sẽ "sợ" đến BV! Những ví dụ như trên có nhan nhản cho thấy, trong nhiều trường hợp, chi phí "ngầm" nhiều hơn phí điều trị phải trả.
Viện phí tăng, phong bì có giảm?

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội cuối năm 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, nếu nơi nào chứng kiến cảnh đưa "phong bì" trong y tế thì chụp ảnh, ghi lại tên y, bác sĩ hoặc cán bộ y tế đó để gửi lại cho GĐ BV và gửi cho Bộ Y tế.

Đây được cho là một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng tiêu cực trong y tế. Nhưng đây cũng được coi là "nhiệm vụ bất khả thi" vì khi đang lo lắng cho người thân bệnh tật, đưa phong bì để nhờ vả thì ai còn tâm trạng đâu mà quay phim, chụp ảnh hoặc "thu thập chứng cứ" liên quan.

Vì vậy, gần nửa năm trôi qua, quyết tâm đẩy lùi nạn "phong bì" của Bộ Y tế vẫn "ì ạch". Chẳng ai "nhẫn nại" đi tìm chứng cứ cho việc đưa phong bì của mình, thế nên, chưa có trường hợp y bác sĩ nào nhận phong bì được công khai tên và chế tài xử lý, trong khi hành vi đó vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu từ GĐ đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết "nói không với phong bì". Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ "trước và trong khi điều trị".

Còn việc đưa phong bì sau khi khỏi bệnh lại là "vấn đề khác", được cho là "thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị".

Nhận quà sau khi người bệnh khỏi bệnh và cảm ơn bác sĩ sẽ khác hẳn với việc bác sĩ nhận phong bì thay cho một "cam kết" sẽ trách nhiệm, nhiệt tình hơn khi chữa trị cho người bệnh. Có lẽ, dẫu nghèo khó, cũng rất ít bệnh nhân và gia đình phàn nàn việc phải cảm ơn bác sĩ, nếu đó là việc họ tự nguyện làm sau khi khỏi bệnh.

Cảm ơn người đã giúp đỡ mình vốn là truyền thống tốt đẹp. Thế nhưng, ở đây "cảm ơn" lại là "điều kiện", diễn ra ngay từ khi người ta nhập viện, vì nếu không có "cảm ơn", đừng hòng mong nhận được sự quan tâm, ân cần chứ chưa nói nhiệt tình của bác sĩ.

Theo bà Nga, một cán bộ của Viện Tai-mũi-họng Trung ương đã nghỉ hưu thì sở dĩ nạn "phong bì" trong y tế xảy ra ngày càng nhiều như hiện nay có phần do người bệnh đã tạo ra "thói xấu" này cho các y, bác sĩ.

Còn phần lớn vẫn là do những quy định, chế tài chưa thực sự khắt khe và cụ thể, sự giáo dục về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc chưa được chú trọng. Về lâu dài, bà Nga cho rằng, nếu không có những biện pháp xử lý hữu hiệu thì nạn "phong bì" sẽ tạo ra một "rào cản" rất lớn, kìm hãm và làm suy giảm chất lượng y tế, đặc biệt là vấn đề y đức.
Nguồn: suckhoe.com.vn

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Dự báo thời tiết ngày 14/7: Nắng nóng tiếp tục mở rộng

Bao giao thong đưa tin
Hôm nay, 14/7, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ sau đó mở rộng ra các tỉnh Trung Bộ với nền nhiệt lên tới 38oC.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 13/07 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ như: Bắc Mê (Hà Giang) 37.6 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37.8 độ, Con Cuông (Nghệ An) 37.9 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 37.2 độ,…

Hôm nay, 14/7, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, sau đó nắng nóng sẽ mở rộng xuống một số nơi thuộc Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37 độ, có nơi trên 38 độ. Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài trong 2-3 ngày tới.
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam ở phía Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng biển cao 2-3 mét; biển động. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa dông rải rác Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Dự báo chi tiết cho các vùng trong cả nước ngày 14/7: 
Phía Tây Bắc Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.
Nhiệt độ thấp nhất: 25 - 28 oC
Nhiệt độ cao nhất: 34 - 37 độ, có nơi trên 37oC
Phía Đông Bắc Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây đến tây nam cấp 2 – 3. 
Nhiệt độ thấp nhất: 26 - 29 oC
Nhiệt độ cao nhất: 34 - 37 độ, có nơi trên 37oC
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – 3.
Nhiệt độ thấp nhất: 26 - 29 oC
Nhiệt độ cao nhất: 34 - 37 độ, có nơi trên 38oC
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, ngày nắng, phía Bắc có nơi có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – 3.
Nhiệt độ thấp nhất: 25 - 28 oC
Nhiệt độ cao nhất: 33 - 36 oC
Tây Nguyên: Nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.
Nhiệt độ thấp nhất: 21 - 24 oC
Nhiệt độ cao nhất: 28 - 31 oC
Nam Bộ: Nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2 - 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.
Nhiệt độ thấp nhất: 24 - 27 oC
Nhiệt độ cao nhất: 31 - 34 oC
Hà Nội: Mây thay đổi, ngày nắng nóng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió tây đến tây nam cấp 2 – 3.
Nhiệt độ thấp nhất: 26 - 29 oC
Nhiệt độ cao nhất: 34 - 37 oC.

Cập nhật tin tức an ninh xa hoi hàng ngày tại báo tin tức

Vụ nông dân bị máy xúc chèn lên người ở Hải Dương: Công an vào cuộc

Bao giao thong đưa tin
Ngày 13/7, Công an huyện Cẩm Giàng cho biết, liên quan đến vụ máy xúc chèn qua người, cơ quan điều tra đã vào cuộc, nếu có dấu hiệu của tội phạm sẽ khởi tố điều tra.

Công an vào cuộc vụ nông dân bị máy xúc gây thương tích
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ việc
Máy xúc không chèn lên người?
Ngày 11/7, UBND tỉnh Hải Dương đã có báo cáo do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái ký cho rằng không có chuyện bà Lê Thị Châm (54 tuổi, trú xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) bị máy xúc đè lên người. Sáng 10/7, khi máy xúc của nhà thầu từ đường 5 tiến vào KCN đã bị nhiều người dân ngăn cản. Bà Châm bị ngã và có chạm vào máy xúc, bị xây xát, chấn thương mẻ xương mỏm ở vai. Tuy nhiên, theo clip người dân ghi lại thì bà Châm bị ngã nằm phía dưới bánh xích xe xúc. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương xác nhận bà Châm bị gãy tay, vỡ xương hàm.
Ngày 13/7, tại lối vào KCN Cẩm Điền-Lương Điền những nông dân xã Cẩm Điền vẫn tiếp tục mang theo đồ ăn tập trung tại đây canh giữ chiếc máy xúc được cho là đã chèn lên bà Châm. Anh H.C.N. trú thôn Hoàng Xá, cho biết anh là một trong số những người dân Cẩm Điền đã quay clip máy xúc đè lên người bà Châm sáng 10/7. Theo anh N., sáng hôm đó có khoảng 40-50 người lạ mặt xuất hiện tại khu vực người dân tập trung.
Những người lạ mặt chửi bới, đe dọa người dân. Bị người dân chặn lại, người thợ lái máy xúc dừng xe. Lúc đó, một người đàn ông lạ mặt nhảy lên cabin yêu cầu người thợ lái máy xúc hướng dẫn anh ta cách vận hành. Khi người thợ lái máy xúc nhảy xuống thì người đàn ông lạ mặt kia điều khiển máy xúc tiến lên.
Sau đó, bà Châm bị ngã, bị bánh xích máy xúc chèn lên trên. Người dân hoảng hốt kêu chết người và lấy cát ném vào trong cabin thì máy xúc mới chịu dừng lại. Người đàn ông lạ mặt nhảy xuống bỏ chạy. Người lái máy xúc lúc đó đã lên cabin cho máy xúc lùi lại để người dân đưa bà Châm đi cấp cứu. Theo người dân, rất may bà Châm bị ngã ở chỗ tiếp giáp giữa mô cát cao và mặt bãi cát có một khoảng trống nên không bị bánh xích nghiến lên. Do đó bà mới thoát chết.
Khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm
Dự án KCN Cẩm Điền-Lương Điền được triển khai từ năm 2008 do Công ty TNHH Phúc Hưng làm chủ đầu tư. Đầu năm 2015 dự án được chuyển cho Công ty VSIP Hải Dương. Đến nay còn 115 trong tổng số 1.420 hộ dân xã Cẩm Điền chưa nhận tiền đền bù GPMB. Từ cuối tháng 5/2015 đến nay, nhiều người dân đã vào khu vực san lấp mặt bằng của KCN trồng chuối, xếp đá, cắm cờ không cho phương tiện vào.
Sau khi sự việc xảy ra, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty VSIP Hải Dương hoàn thiện hồ sơ, đồng thời chỉ được thi công khi tỉnh Hải Dương cho phép. UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện Cẩm Giàng điều tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Đại tá Bùi Như Luyến, Trưởng Công an huyện Cẩm Giàng cho biết, bước đầu, xác định: Người đàn ông lạ mặt nhảy lên điều khiển máy xúc, gây ra va chạm vào bà Châm là Nguyễn Văn Sinh (42 tuổi, trú huyện Thanh Hà). Theo clip người dân ghi lại, sau khi bà Châm bị xe xúc đè lên, Nguyễn Văn Sinh đã nhảy xuống và bỏ chạy khỏi hiện trường. Trong lúc bỏ chạy, Sinh bị đánh xây xước phải điều trị tại Bệnh viện Quân y 7 Hải Dương.
Công an sẽ tiến hành xác minh đối với ông Sinh xem có phải người của nhà thầu thi công hay không, bản thân ông Sinh có bằng lái máy xúc không. "Chúng tôi sẽ xác minh khách quan, nếu có dấu hiệu của tội phạm sẽ khởi tố, điều tra đúng quy định của pháp luật", đại tá Luyến nói.
Cập nhật tin phap luat xa hoi hàng ngày tại báo tin tức

Xử lý hình sự vụ sập giàn giáo nghiêm trọng ở TP.HCM

Bao giao thong
Chiều 13/7, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân khẳng định sự cố sập giàn giáo công trình tòa nhà Văn phòng Nam Sài Gòn là tai nạn lao động rất nghiêm trọng.
Làm việc với lãnh đạo các sở ngành chức năng và Công an TPHCM, ông Quân nhấn mạnh, sự cố sập giàn giáo công trình ở TP. HCM là tai nạn lao động rất nghiêm trọng làm 3 người chết, 4 người bị thương.

Xử lý hình sự vụ sập giàn giáo kinh hoàng ở TP.HCM
Hiện trường vụ sập giàn giáo ở TP.HCM
Các cơ quan chức năng phải khẩn trương điều tra, rà soát, xác định nguyên nhân và truy cứu trách nhiệm hình sự các tổ chức, cá nhân có liên quan, có biện pháp khắc phục.

Cập nhật tin tức phap luat xa hoi hàng ngày tại báo tin tức

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Nên dừng ngay việc đăng tải tình tiết ly kỳ của tội ác

Tin tức xa hoi quan tâm
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã trao đổi về việc báo chí liên tục đưa tin về vụ thảm sát Bình Phước trước cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần tại Hà Nội.

Nên dừng ngay việc đăng tải tình tiết ly kỳ của tội ác
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn
Thưa Thứ trưởng, xã hội đang "ngập lụt" trước những thông tin về vụ án giết người tại Bình Phước, hiện tượng này có hai luồng ý kiến khác nhau. Đó là một luồng ý kiến bức xúc báo chí đăng tải tràn lan, một luồng ý kiến nói cần thiết phải "làm ầm ĩ" không hạn chế, Thứ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Thông tin rõ về vụ án mạng nói trên là cần thiết, nhưng thông tin đó như tôi đã nói phải là thông tin tích cực, mang tính giáo dục, cảnh tỉnh, hỗ trợ cho quá trình tố tụng, có ích cho xã hội… Tôi không đồng tình với quan điểm của bất cứ các cơ quan báo chí nào cho rằng cần phải làm "ầm ĩ" mọi thông tin về vụ án đau lòng này. Báo chí đừng bàng quan, vô cảm trước nỗi đau và mất mát của người khác, đừng nhẫn tâm dẫn dắt công chúng mua vui bằng những tình tiết ly kỳ của tội ác. 

 Thưa Thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết quan điểm chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông trước đợt khủng hoảng truyền thông về vụ án ở Bình Phước?

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Khi vụ án xảy ra, thay mặt cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tôi đã có ý kiến xung quanh việc thông tin về vụ án. Bộ công an đã cử người phát ngôn, Bộ Công an cũng tổ chức họp báo, chủ động thông tin rộng rãi khi vụ án đang trong quá trình điều tra. Nay vụ án đã chuyển sang giai đoạn tố tụng, việc báo chí thông tin dày đặc gây áp lực dư luận đối với cơ quan điều tra, gây rối loạn thông tin là vi phạm nghiêm trọng. 

Tất cả các cơ quan báo chí nên chấm dứt việc xâm phạm quyền nhân thân, tự cho mình quyền tài phán trái pháp luật, gây dư luận xấu ảnh hưởng đến giáo dục và đạo đức xã hội. 

Thưa Thứ trưởng, cụ thể việc thông tin ảnh hưởng đến đạo đức xã hội có chế tài để cơ quan quản lý nhà nước để xử lý không?

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Mỗi cơ tổ chức, cơ quan, nghề nghiệp hoặc công dân đều có những quyền riêng của mình trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhưng báo chí cũng như các nghề nghiệp khác không được lạm quyền. Ngoài luật báo chí, cơ quan báo chí và nhà báo còn bị điều chỉnh bởi những luật khác. 

Tuy nhiên, là nghề nghiệp đặc thù, báo chí có vai trò rất quan trọng đối với xã hội. Hiệu ứng của thông tin báo chí qua những vụ việc như thế này có thể làm băng hoại đạo đức xã hội. Căn tính bạo lực luôn tiềm tàng đâu đó, báo chí đừng kích thích cái ác mà hãy hướng thiện. Hiệu ứng thông tin báo chí đã từng xảy ra trong vụ án Lê Văn Luyện giết người. Khi bị cáo này bị đưa ra xét xử, có nhiều thanh thiếu niên đến tham dự phiên toà vẫy tay chào bị cáo có vẻ như "ngưỡng mộ". Thật nguy hiểm nếu điều này lặp lại. Là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, chúng tôi sẽ ngăn chặn sự lạm quyền này. Tất cả các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của báo chí đều có chế tài xử lý và cần được thực hiện nghiêm túc.

Thưa thứ trưởng, thế báo chí có được tiếp tục thông tin về vụ án nói trên nữa không và thông tin như thế nào?

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Báo chí có quyền đưa thông tin cho công chúng biết về quá trình điều tra nhưng phải tự kiềm chế, không đưa tin theo hướng kết tội và không được thể hiện quan điểm về tội của bị cáo mà theo quy định của pháp luật đó là quyền của Toà án. Trong giai đoạn sưu tra, truy xét và các giai đoạn tố tụng, báo chí cũng có quyền thông tin nhưng không được kết tội nghi can hoặc bị can, không làm nhiễu thông tin, định hướng thông tin gây ảnh hưởng đến các cơ quan tố tụng.

Một lần nữa, tôi đề nghị tất cả các tờ báo, nhất là báo điện tử và trang thông tin điện tử nên dừng ngay việc đưa tin vi phạm pháp luật như đã nêu ở trên để hỗ trợ thông tin trong quá trình điều tra. 

Yêu cầu các cơ quan báo chí không gây áp lực tin tức câu khách buộc nhà báo phải vi phạm đạo đức nghề nghiệp, rũ bỏ trách nhiệm công dân của nhà báo. Một cơ quan báo chí chân chính cần phải biết, hiện nay công chúng đòi hỏi thông tin nhiều vấn đề, nhiều mặt của xã hội nên đừng tự làm mất lòng tin bằng cách chạy theo loại tin ly kỳ như vụ án ở Bình Phước hiện nay!

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

"Đánh võng" trêu ngươi trước đầu xe tải, bị đâm chết

Bao phap luat đưa tin
Chiều ngày 27/6, công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã tạm giữ Tạ Trung Triệu (SN 1997, ngụ xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Bị đâm chết vì
Người thân đang đưa thi thể Dương Văn Hận về quê chuẩn bị lo hậu sự.
Triệu là nghi can trong vụ đâm chết anh Dương Văn Hận (SN 1992, ngụ xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Trước đó vào khoảng 12h ngày 27/6, Triệu và cha ruột là ông Tạ Văn Mừng (SN 1962) điều khiển xe ô tô tải BKS 54Y-3432 lưu thông trên đường huyện 35, hướng xã Vĩnh Kim về xã Bàn Long huyện Châu Thành, Tiền Giang. Lúc này, Hận và một thanh niên khác điều khiển xe mô tô liên tục đánh võng, lạng lách trước đầu xe tải của ông Mừng.
Khi đến gần ngã ba xã Bàn Long, hai bên cùng dừng xe. Ông Mừng và Hận lớn tiếng cãi vã. Bất ngờ Triệu chạy tới quầy bán cá của bà Ngô Thị Đào (SN 1978) ở gần đó chụp lấy cây kéo rồi lao tới đâm vào lưng Hận. Nhát đâm khiến Hận gục xuống đường.
Sau khi ra tay, Triệu cùng cha lên xe rời bỏ khỏi hiện trường.

Bị đâm chết vì
Hận được người dân đưa đến bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó.
Hận được người dân đưa đến Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó. Khi hay tin anh Hận tử vong, Triệu đã đến cơ quan công an đầu thú.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Cập nhật tin đời sống xa hoi hàng ngày tại báo tin tức

Nhức nhối "đầu gấu" miệt vườn

Tin phap luat
Tình trạng "đầu gấu" miệt vườn tổ chức trộm cắp, đâm chém, cướp bóc, bảo kê, cho vay nặng lãi... đã gieo rắc nỗi kinh hoàng ở những làng quê yên bình.
Đằng sau khung cảnh một miền quê yên ả với con đường bê-tông uốn lượn giữa hai hàng cây rợp bóng là sự xung đột âm thầm trong mối quan hệ giữa những người láng giềng từng "tối lửa tắt đèn" có nhau.
Ngó lơ... kẻ trộm
Không rõ từ bao giờ mà những người nông dân chất phác ở đây buộc phải cố ứng xử sao cho không làm mếch lòng chính những kẻ đã "cướp cạn" của nhà mình.
Ông Thạch Ly (ngụ ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết một lần thấy thằng Nhiệm - "đầu gấu" trong xóm - xách trộm 2 chiếc máy bơm nước nặng 50-70 kg của ông bạn gần nhà mà chẳng dám nói với ai. Để rồi chẳng lâu sau, thấy chính hắn khiêng luôn chiếc máy của ông nhưng đành phải giả vờ ngó lơ như không thấy.
"Thằng Nhiệm vốn rất hung hăng và chỉ thích giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm. Chính sự liều lĩnh ấy mà nó quy tụ được nhóm đàn em vài chục đứa ở nhiều vùng quê lân cận. Ở quê không có quán xá để bảo kê nên chúng đi ăn trộm. Nói trộm chứ thực ra là cướp bởi khi thấy chúng lấy trộm vật gì, người ta không dám phản ứng. Tôi mà lên tiếng, nó ném cái máy vào người thì chết",ông Ly ngán ngẩm.

Nhức nhối
"Đầu gấu" miệt vườn khi đụng chuyện là giải quyết bằng dao, kiếm.
Không thể chịu đựng mãi trước sự ngang ngược của băng "cướp cạn" trong xóm nên 1 năm trước, người dân âm thầm báo công an theo dõi, bắt giữ Nhiệm cùng một số đối tượng về hành vi trộm cắp tài sản. Kể từ đó, đời sống của người dân có bình yên hơn song không ít thanh niên mới lớn lại đang rục rịch học đòi làm dân anh chị như Nhiệm.
Tại xã Tân Bằng (huyện Thới Bình), nơi giáp ranh giữa đại ngàn U Minh Hạ và U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), khi phát hiện một số đối tượng xiệc tôm dưới kênh, công an xã bắt giữ thì có hơn chục phương tiện khác chạy lại bao vây, dùng vỏ máy đâm thẳng vào phương tiện của lực lượng chức năng để tẩu thoát.
Nhiều năm nay, mỗi khi đến mùa thu hoạch tôm, người dân ở đây mất ăn mất ngủ vì nơm nớp lo trộm hoành hành. "Bọn trộm ngang ngược đến mức rảo quanh các vuông tôm đang độ thu hoạch giữa ban ngày. Chúng không xuống bắt tôm mà đợi cho chủ vuông đặt lú cho tôm vào đầy rồi dùng dao cắt phăng phần đuôi lú mang đi. Có những mùa tôm, tôi không thu hoạch được gì vì bọn trộm bắt hết. Không chỉ bị mất tôm mà rất nhiều lú phải vứt đi do bọn trộm cắt mất phần đuôi. Người dân cũng nhiều lần tổ chức rình bắt bọn này nhưng khi bắt gặp thì chúng dùng hung khí đe dọa nên chẳng ai dám ngăn cản", ông Hoàng, một người dân địa phương, kể.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó trưởng Công an xã Tân Bằng, cho biết bọn trộm chia ra nhiều hướng, hoạt động có tổ chức và rất hung hăng. Khi một đối tượng bị phát hiện thì tất cả đồng bọn sẽ kéo lại bênh vực và sẵn sàng chống trả cơ quan chức năng.
Đụng chuyện là chém
Đặc điểm của "đầu gấu" miệt vườn là hung hăng, hiếu chiến. Khi mâu thuẫn, thù ghét ai, chúng không cần nói lý lẽ mà sẵn sàng giải quyết bằng vũ lực ngay tức thì.
Cách đây gần 1 năm, anh Hồ Ngọc Tấn ở chợ Vàm Đầm (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) từng kêu cứu các cơ quan chức năng chỉ vì trót mâu thuẫn với nhóm "đầu gấu" Cống Ông Mao gần đó. Nhóm này cát cứ địa bàn chợ Vàm Đầm hàng chục năm nay khiến lực lượng chức năng phải đau đầu với biết bao sự vụ gây rối trật tự, cố ý gây thương tích, trộm cướp...
Anh Tấn là người địa phương, trong lúc buôn bán có mâu thuẫn với một người nhà của nhóm này và bị hành hung. Suốt 6 tháng trời, mỗi khi thấy anh Tấn xuất hiện ngoài đường là chúng đuổi đánh. Đôi ba bữa thì kéo đến nhà đập phá, dọa giết khiến gia đình anh khủng hoảng trầm trọng, không làm ăn gì được.
"Tôi phải bàn với vợ con bỏ đi nơi khác sống. Lúc đó, những người lớn tuổi ở địa phương mách bảo nên viết đơn cầu cứu giám đốc công an tỉnh. Được thời gian thì không thấy chúng gây sự nữa", anh Tấn nói.
Không chỉ đánh người gây thương tích, những băng nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen" ở cửa biển này còn từng gây ra án mạng. Khi muốn thanh toán một ai đó, bọn chúng chơi theo kiểu đánh hội đồng rồi đến xin lỗi và nói do đánh lầm dù sau đó nạn nhân đã tử vong.
Ông Mai Thanh Tùng (43 tuổi) có người em ruột tên Mai Thanh Dúp tử vong cách đây hơn 10 năm cũng do bị "đánh lầm". Vào năm 2003, sau khi chuyến biển cập bến, ông nghe nói Dúp bị một băng nhóm "đầu gấu" ở địa phương này đánh đến thương tích đầy mình. Vì muốn tên Hai, cầm đầu nhóm đánh em mình, phải có trách nhiệm lo tiền thuốc men, ông và một số người bạn đã tìm đến nói chuyện phải quấy.
Nhưng khi đến nơi, nhóm ông bị nhóm của Hai dùng gậy rượt đánh. Một số anh em đi chung đã đánh trả, thế là trận hỗn chiến xảy ra. Sau đó, ông bị kết án tù 6 năm. Trong lúc ông đang thực hiện án tù thì ở nhà vợ bệnh và qua đời vì không tiền thuốc thang, 4 đứa con sống bơ vơ. Đứa lớn nhất mới 16 tuổi đã phải đi làm tiếp viên quán nhậu để nuôi em.
Cập nhật tin đời sống xa hoi hàng ngày tại báo tin tức

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Nhân chứng vụ CSGT bắn chết cấp trên vắng mặt

Bao phap luat
Nhân chứng quan trọng vụ án CSGT bắn nhau không được công an đưa đến tham dự phiên tòa. Sự vắng mặt của người này khiến phiên xét xử phải chuyển sang buổi chiều.
Sáng 19/6, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử Ngô Văn Vinh (nguyên đại úy trạm CSGT Suối Tre, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai) về tội Giết người.

Nhân chứng vụ CSGT bắn chết cấp trên vắng mặt
Bị cáo Ngô Văn Vinh tại phiên tòa. Ảnh: Ngọc An
9h cùng ngày, chủ tọa Trần Thanh Tùng tuyên tạm hoãn phiên xét xử, chuyển sang buổi chiều vì vắng nhân chứng quan trọng là Trương Thành Chí.
Theo HĐXX, Chí đang bị Công an thị xã Long Khánh tạm giam để điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích. "HĐXX đã có văn bản yêu cầu cơ quan công an trích xuất Trương Thành Chí để người này dự phiên tòa. Tuy nhiên, Công an Đồng Nai không đưa tới", chủ tọa phiên tòa nói.
Trước đó, vào ngày 21/5, TAND tỉnh Đồng Nai đưa vụ án ra xét xử nhưng cũng phải tạm hoãn do nhân chứng quan trọng vắng mặt.
Theo cáo trạng, chiều 22/9/2013, đại úy Ngô Văn Vinh cùng bạn đi hát karaoke tại quán Hân Linh (thị xã Long Khánh, Đồng Nai). Biết cấp trên của mình là hiếu tá Trần Ngọc Sơn đang hát cùng Trương Thành Chí ở phòng bên cạnh nên sang giao lưu.
Tại đây, giữa Vinh và Chí xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc cự cãi, Chí dùng ly bia đập vào mũi đại úy Vinh gây thương tích. Cho rằng ông Sơn không bảo vệ mình nên Vinh bỏ về trụ sở cơ quan, thủ sẵn súng, chờ cấp trên về "nói chuyện".
Đến 17h, ông Sơn về cơ quan thì xảy ra xô xát với Ngô Văn Vinh. Khi hai bên đang dằng co thì súng trong tay Vinh phát nổ làm ông Sơn bị thương, tử vong trên đường đi cấp cứu. Đồng nghiệp của Vinh là thượng úy Đoàn Thanh Phú ngồi gần hiện trường cũng bị trúng đạn, thương tật 15%.
Tháng 8/2014, TAND tỉnh Đồng Nai xét xử Ngô Văn Vinh về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tại phiên tòa, HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo Vinh có dấu hiệu cấu thành tội Giết người nên đã trả hồ sơ để ngành chức năng điều tra, bổ sung.
Đọc tin phap luat doi song tại Báo Tin Tức

Cảnh sát cơ động TP.HCM chính thức xin lỗi người dân bị túm cổ áo

Tin phap luat
Chiều 19/6, tại Trung đoàn CSCĐ công an TP.HCM, ban lãnh đạo Trung đoàn đã có buổi gặp gỡ với anh Ngô Ngọc Sơn (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) trong vụ CSCĐ túm áo dân.

Nóng: Cảnh sát cơ động TP.HCM xin lỗi người dân bị túm cổ áo
Quang cảnh buổi gặp gỡ. Ảnh: H.Tuyết.
Thượng tá Huỳnh Văn Hùng, Trung đoàn phó Trung đoàn CSCĐ, đã thay mặt ban chỉ huy trung đoàn và thượng úy Nguyễn Đình Việt (người túm cổ áo anh Sơn trong clip), có lời xin lỗi chính thức với anh Sơn về việc cán bộ chiến sĩ có hành vi không đẹp, phản cảm trong quá trình làm việc với người dân.
Theo thượng tá Hùng, lẽ ra thượng úy Việt có mặt để chính thức gặp gỡ, xin lỗi anh Sơn, nhưng thượng úy Việt có việc đột xuất, do đó Ban chỉ huy Trung đoàn chấp thuận và thay mặt đứng ra giải quyết.
Bày tỏ tại buổi gặp gỡ, anh Sơn nói sự việc xảy ra cũng không đến nỗi và không ai mong muốn, đồng thời anh Sơn cũng đã vui vẻ đón nhận thiện chí của Trung đoàn.
Tổng hợp tin phap luat doi song

Quảng Ninh: Gần 5 nghìn tấn than không rõ nguồn gốc bị bắt giữ

Tin phap luat
Ngày 19/6, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết trong ngày 18/6, đã tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Tô Đăng Bình(SN 1968, phường Hà An, Quảng Yên) để điều tra.

Tàu của đối tượng Tô Đăng Bình. (Ảnh: Nguyễn Hoàng/Vietnam+)

Trước đó vào hồi 21 giờ ngày 16/6, tại khu vực phao số 11, luồng tàu biển Cái Lân-Cửa Dứa, tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy Công an Quảng Ninh và Cục Cảnh sát chống buôn lậu - Bộ Công an đã kiểm tra và phát hiện phương tiện thủy biển kiểm soát QN 5224 chở khoảng 4.800 tấn than cám không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Tại thời điểm kiểm tra phương tiện trên có 10 người và không treo biển kiểm soát. Qua đấu tranh, thuyền trưởng là Tô Đăng Bình khai nhận, đã ký hợp đồng thuê tàu trên của ông Bùi Huy May, cũng trú tại phường Hà An từ ngày 5/5 với giá tiền 70 triệu đồng một tháng để thu mua than không có hóa đơn chứng từ với giá rẻ của các tàu nhỏ gần đó để chở về Hải Phòng bán kiếm lời.

Đến 18 giờ ngày 16/6 tàu đã đầy than nhưng Bình vẫn chưa tìm được người mua nên đã cho chạy tàu về Hải Phòng vì sợ để lâu sẽ bị lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện.

Cơ quan Công an cho biết, toàn bộ số than trên trị giá khoảng gần 6 tỷ đồng. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ./.
Tổng hợp tin phap luat doi song tại báo Tin Tức

Một đêm, mất trộm 140 lượng vàng

Bản tin phap luat
Ngày 19/6, Công an thị trấn Một Ngàn (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đang điều tra làm rõ vụ mất trộm tại tiệm vàng Huê Xương (ấp Thị Tứ) xảy ra đêm 18/6.
Theo thông tin ban đầu, trộm đã phá cửa chính tiệm vàng do ông Huỳnh Văn Bình làm chủ, lấy 120 lượng vàng 18k và 20 lượng vàng 24k cùng 100 triệu đồng.
Trước đó vào sáng 19/3, một vụ mất trộm cũng đã xảy ra tại tiệm vàng Bé Năm (ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A).
Theo chủ tiệm vàng, trộm đã lấy 40 lượng vàng 24k, 40 lượng vàng 18k loại vàng nữ trang, 4.000 USD và 50 triệu đồng. Ước tính tổng cộng số tài sản bị mất khoảng 2 tỉ đồng.

Che đòn cho con 3 tháng tuổi, cha bị chém nhiều nhát vào đầu

Báo phap luat
Thấy người cha đang bế con trong nhà, thanh niên 24 tuổi dùng mã tấu phá cửa, lao vào truy sát khiến nạn nhân gục ngã.
Ngày 19/6, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) bắt tạm giam Trần Công Duy Khánh (24 tuổi, ngụ xã Hòa Long, TP Bà Rịa) để điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích.

Che đòn cho con 3 tháng tuổi, cha bị chém nhiều nhát vào đầu
Trần Công Duy Khánh tại cơ quan công an. Ảnh: Nguyễn Ngân
Trước đó, vàongày 26/5, anh trai của Khánh là Trần Công Tuấn Khanh (26 tuổi) thấy trong vườn nhà anh Trần Xuân Hà (xã Hòa Long, TP Bà Rịa) có tổ chim nên vào bắt. Khanh bị Hà ngăn cản nên giữa 2 người xảy ra cự cãi.
Thanh niên này về nhà gọi thêm Khánh rồi mang theo mã tấu, xích sắt quay lại tìm Hà để đánh. Thấy anh Hà ôm con 3 tháng tuổi trong nhà, Khanh dùng mã tấu phá cửa để Khánh lao vào truy sát.
Nạn nhân quay lưng lại che đòn cho con liền bị Khánh chém nhiều nhát vào đầu, lưng khiến anh gục tại chỗ. Sau khi gây án, hung thủ trốn khỏi hiện trường. Người dân đưa Trần Xuân Hà đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mất nhiều máu.
Liên quan đến vụ việc, Trần Công Tuấn Khanh cũng bị lực lượng chức năng khởi tố về hành vi Cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tổng hợp tin phap luat doi song tại Báo Tin Tức